Liên kết nhanh
Kênh đầu tư an toàn giúp bảo toàn vốn gốc.
Danh mục trái phiếu đa dạng, nhiều lựa chọn.
Kỳ hạn đầu tư linh hoạt, có nhiều kỳ hạn khác nhau.
Đối tượng đầu tư phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Lợi tức cao hơn gửi tiết kiệm.
Lợi tức đầu tư gia tăng theo kỳ hạn đầu tư.
Trái phiếu là một sản phẩm chứng khoán xác nhận về quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu trái phiếu đối với phần nợ của đơn vị phát hành. Tổ chức phát hành có trách nhiệm thực hiện các cam kết về thanh toán các khoản lãi suất định kỳ, đồng thời khi đáo hạn phải hoàn lại số tiền ban đầu cho nhà đầu tư. Trái phiếu được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ.
Trái phiếu doanh nghiệp được chia làm 2 loại bao gồm:
Trái phiếu niêm yết: là loại trái phiếu được đăng ký chính thức và lưu ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD), bên cạnh đó, loại trái phiếu này được phép giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung như HSX và HNX. Ngoài ra, toàn bộ quá trình trong khi giao dịch phải dựa trên các quy định mà Sở Giao dịch Chứng khoán đề xuất.
Trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết (còn được gọi là trái phiếu OTC): ngược lại với loại trái phiếu niêm yết, trái phiếu chưa niêm yết là loại trái phiếu chưa đăng ký với VSD, chỉ giao dịch trên thị trường OTC dựa vào các thỏa thuận riêng khi mua/bán giữa các nhà đầu tư với nhau.
- Kỳ hạn của trái phiếu: Kỳ hạn trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Số lượng phát hành: Doanh nghiệp được tự do quyết định số lượng phát hành trái phiếu, căn cứ trên nhu cầu sử dụng vốn và khả năng huy động trên thị trường tương ứng với từng thời kỳ.
- Loại đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu: Đối với thị trường trong nước, đồng tiền phát hành được quy định là VNĐ. Đối với thị trường ngoài nước, đồng tiền phát hành được áp dụng theo quy định của thị trường sở tại. Trường hợp thanh toán lãi định kỳ và hoàn trả vốn gốc, đồng tiền thanh toán sẽ tương ứng với loại đã phát hành.
- Mệnh giá trái phiếu: Đối với thị trường trong nước, mệnh giá trái phiếu là 100,000,000 VNĐ hoặc bội số của 100,000,000 VNĐ. Đối với thị trường ngoài nước, mệnh giá trái phiếu được áp dụng theo quy định của thị trường sở tại.
- Hình thức phát hành: bút toán ghi nợ, chứng chỉ hoặc dữ liệu điện tử, tùy theo quyết định của doanh nghiệp tại thời kỳ phát hành.
- Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu (coupon): là tỷ lệ phần trăm (%) lãi hàng năm tính trên mệnh giá trái phiếu mà chủ thể phát hành phải thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu vào các kỳ trả lãi theo các điều kiện, điều khoản của trái phiếu.
Thị trường đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua. Điều này đồng nghĩa với việc sức hấp dẫn của kênh đầu tư này vô cùng lớn, các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp giúp nhà đầu tư hưởng lợi khá nhiều mặt, cụ thể như sau:
- Mức độ rủi ro thấp hơn so với đầu tư cổ phiếu, do trái chủ sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước trong trường hợp công ty đi đến cảnh phá sản hoặc giải thể;
- Lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp cao hơn lãi suất tiền gửi;
- Tính thanh khoản của trái phiếu cao, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp có thể linh hoạt mua đi bán lại;
- Có thể sử dụng lãi suất định kỳ để tái đầu tư.
Đối tượng được mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 65/2022/NĐ-CP) bao gồm:
- Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
- Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư
Đầu tư vào bất kì sản phẩm gì cũng sẽ có rủi ro nhất định, do đó nhà đầu tư nên tìm hiểu rõ về sản phẩm đầu tư để tránh được những rủi ro không đáng có:
- Tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp phát hành trái phiếu: Ngoài lãi suất và lợi nhuận ra thì kết quả kinh doanh của công ty cũng là một trong các thước đo để đo lường chất lượng của trái phiếu. Nếu một doanh nghiệp đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ thì đương nhiên chất lượng trái phiếu của doanh nghiệp đó phát hành ra cũng sẽ tốt. Vậy nên, một doanh nghiệp phát triển tốt sẽ bao gồm: Ban quản trị tốt, vị thế trong ngành cao, tài chính vững chắc, có nhiểu triển vọng ngành, và thông tin luôn minh bạch, …
- Đánh giá tương quan giữa rủi ro và lãi suất: Lãi suất cao luôn rất hấp dẫn nhưng đi kèm với rủi ro không hề nhỏ. Các nhà đầu tư cần bình tĩnh đánh giá sự tương quan này với thị trường chung để đưa ra quyết định hợp lý.
- Các điều kiện, điều khoản đi kèm trái phiếu như tài sản đảm bảo của gói trái phiếu…
- Thời hạn của trái phiếu là yếu tố quan trọng cần được xem xét, bởi nó quyết định khả năng thu hồi vốn nhanh, chậm, ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch đầu tư khác trong tương lai.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN EVEREST
HƯỚNG DẪN KHÁCH HÀNG GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP RIÊNG LẺ
EVS - HƯỚNG DẪN NỘP TIỀN VÀO TÀI KHOẢN GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU RIÊNG LẺ
Khách hàng có thể đến quầy giao dịch tại ngân hàng để nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng của khách hàng vào Tài khoản giao dịch trái phiếu riêng lẻ mở tại EVS với các thông tin như sau:
- Tên chủ tài khoản: Công ty Cổ phần Chứng khoán Everest:
- Số tài khoản: 1042039590 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)
- Nội dung: Nộp tiền giao dịch trái phiếu + [(Số tài khoản) + (họ tên chủ tài khoản)]
Ví dụ: Tài khoản của Khách hàng Nguyễn Văn A mở tại EVS là 040C123456 để giao dịch TPRL
Nội dung nộp tiền : Nộp tiền giao dịch TPRL 040C123456 Nguyễn Văn A
Với kinh nghiệm và năng lực của mình, EVS vinh dự là đối tác đồng hành, cung cấp các dịch vụ chứng khoán hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế.
Liên kết nhanh